CÔNG TY TNHH SKYTOURIST
Hạnh phúc là hành trình - không chỉ là đích đến
CÔNG TY TNHH SKYTOURIST
Hạnh phúc là hành trình – không chỉ là đích đến

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Cửu Trại Câu mới nhất 2024

Cửu Trại Câu tọa lạc ở độ cao 2.500m so với mực nước biển và là nơi sinh sống của dân tộc Aba. Khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Trại Câu đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào năm 1992. Ngoài là nơi sở hữu nhiều cảnh đẹp để chiêm ngưỡng thì đây còn là “khu dự trữ sinh quyển thế giới”. Trước khi du lịch Cửu Trại Câu, bạn hãy cùng Sky Tourist dành thời gian để tìm hiểu về cảnh đẹp hữu tình của địa điểm này nhé!

Mục lục

Cửu Trại Câu thuộc tỉnh nào của Trung Quốc

Cửu Trại Câu là một khu du lịch thắng cảnh được hình thành trên vùng núi đá vôi trầm tích và là vườn quốc gia tự trị của dân tộc Khương, dân tộc Tạng A Bá, ở miền Bắc tỉnh Tứ Xuyên, với tổng diện tích là 54.297ha với hơn 80% diện tích là rừng. Mỹ cảnh nhân gian này tọa lạc tại cuối phía Nam của dãy núi Dân Sơn, cách Thành Đô khoảng hơn 300 km về phía Bắc. Đây là nơi tập hợp của 9 ngôi làng của người Tạng nên được gọi là Cửu Trại. 

Đến đây, bạn không thể bỏ lỡ đó là 114 hồ nước lớn nhỏ và có đến 17 ghềnh thác lớn nhỏ khác nhau. Không những thế, nơi đây còn có 3 thung lũng xếp theo hình chữ Y mang tên Nhật Tắc Câu, Tắc Tra Câu và Thụ Chính Câu. Ngoài ra còn có hơn 200 loài chim cũng như một số loại thực vật và động vật quý hiếm khác như gấu trúc khổng lồ, khỉ vàng, v.v.

Du lịch Cửu Trại Câu mùa nào là lý tưởng nhất?

Mùa thu là mùa lý tưởng nhất để đến tham quan nơi đây. Khi ấy tiết trời se se lạnh khoảng 19 – 22°C rất thích hợp để tham quan ngắm cảnh. Những hồ nước trong vắt, tĩnh lặng và rộng lớn trở thành những tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời xanh và những sắc vàng – đỏ của rừng lá đang chuyển màu trông thật lãng mạn, nên thơ. Đến đây vào mùa thu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một “tuyệt sắc giai nhân” làm say đắm lòng người!

Ngoài ra, mùa xuân và hè sẽ là hai mùa hấp dẫn không kém. Du lịch Cửu Trại Câu vào mùa xuân thường khiến du khách bị “đốn tim” và muốn thời gian ngưng đọng để chiêm ngưỡng mãi cảnh đẹp này. Mọi không gian của Cửu Trại Câu đều ngập trong sắc hoa, sinh khí tràn ngập khắp nơi. Mùa hè tại Trung Quốc khá nóng nhưng tại Cửu Trại Câu lại mát mẻ, hài hòa nên nhiều du khách lựa chọn đi trốn nóng tại Cửu Trại Câu vì nhiệt độ lúc này chỉ ở khoảng 18 – 24°C, vừa đủ ấm áp và cũng không quá nóng.

Sau tháng 10, mùa đông sẽ bắt đầu kéo tới khi đó nhiệt độ có thể xuống tới 0°C, chính Đông sẽ xuống đến -10°C, -11°C. Cây cối cũng được tuyết phủ trắng xóa. Cảnh sắc của mùa đông nơi đây cũng rất đẹp nhưng không có nhiều hoạt động thú vị và đa dạng như các mùa khác nên mùa đông Cửu Trại Câu thường đón ít khách nhất trong năm.

Giá vé tham quan Cửu Trại Câu

Giá vé tham quan Cửu Trại Câu sẽ phụ thuộc vào mùa cao điểm hay không. Từ khoảng đầu tháng 4 đến giữa tháng 11 (mùa cao điểm), giờ tham quan ở Cửu Trại Câu sẽ là 07h00 – 19h00. Từ khoảng giữa tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau (mùa thấp điểm), giờ tham quan ở đây sẽ từ 08h00 – 18h00. Đây là mức vé tham quan Cửu Trại Câu cập nhật năm 2023 mà Nhật ký hành trình Sky Tourist đã tổng hợp được: 

– Người lớn: 80 – 220 Nhân Dân Tệ (tương đương 264.000 – 730.000 VNĐ tùy theo mùa) 

– Người từ 60 đến 69 tuổi: 40 – 110 Nhân Dân Tệ (tương đương 132.000 – 365.000 VNĐ)

– Người cao tuổi trên 70 tuổi: Miễn phí 

– Sinh viên hoặc người khuyết tật: 40 – 110 Nhân Dân Tệ (tương đương 132.000 – 365.000 VNĐ)

– Trẻ em dưới 6 tuổi hoặc cao dưới 1,2 mét: Miễn phí

Di chuyển như thế nào khi tham quan Cửu Trại Câu?

Từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến Thành Đô bằng máy bay, sau đó đi từ Thành Đô đến Cửu Trại Câu bằng xe buýt hoặc taxi. Đường núi đến Cửu Trại Câu có thể bị đóng cửa vào những ngày mưa nên bạn cũng cần quan sát thời tiết vào những ngày này. Cửu Trại Câu cách Thành phố Thành Đô khoảng 500 km nên hành trình này sẽ mất khoảng 8 đến 11 giờ di chuyển.

Cách đi lại trong Cửu Trại Câu

Di chuyển bên ngoài khu vực Cửu Trại Câu

  • Có rất nhiều taxi, xe buýt để phục vụ nhu cầu di chuyển của các tín đồ du lịch phía khu vực bên ngoài xung quanh Cửu Trại Câu. Ngoài ra chúng ta còn có thể thuê xe hơi với mức giá khá mềm. 

Di chuyển bên trong khu vực Cửu Trại Câu 

  • Bạn không được phép sử dụng phương tiện cá nhân, ngay cả xe đạp cũng không được chấp nhận tại khu vực bên trong Cửu Trại Câu vì lý do bảo vệ môi trường và cảnh vật xung quanh nơi đây. Vì thế, xe buýt của khu bảo tồn là phương tiện duy nhất được sử dụng tại đây và bạn có thể mua vé trước vào cổng.
  • Mức vé xe buýt: 80 – 90 Nhân Dân Tệ (tương đương 264.000 – 297.000 VNĐ), trẻ em miễn phí. Khi vào trong, vé xe buýt sẽ đắt hơn khoảng 50 – 60 Nhân dân Tệ.

Những thắng cảnh với nét đẹp thơ mộng, cổ tích mà bạn phải đến khi tham quan Cửu Trại Câu

Cửu Trại câu được chia làm ba phần với quang cảnh xinh đẹp ấn tượng là Nhật Tắc Câu, Thụ Chính Câu, và Tắc Tra Oa Câu. Cùng theo chân Nhật ký hành trình Sky Tourist khám phá vẻ đẹp mê ly của phong cảnh hữu tình nơi đây nhé!

Nhật Tắc Câu 

Nhật Tắc Câu là một nhánh nằm ở phía Tây của Cửu Trại Câu. Thung lũng xinh đẹp với độ dài 18 km này là điểm đến tuyệt vời để ngắm khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ, mộc mạc của Cửu Trại Câu. 

  • Thác Trân Châu là một ngọn thác cao hùng vĩ và ấn tượng không thể bỏ qua. Với chiều rộng lên đến 200m và độ dốc 40m, thác này hứa hẹn mang đến cho bạn vẻ đẹp và sự độc đáo đáng kinh ngạc. Khi bạn đứng gần thác, âm thanh mạnh mẽ của dòng nước đổ ào xuống chân thác sẽ làm bạn cảm nhận được sức mạnh của nó, như tiếng sấm vang vọng khắp vùng. 
  • Hồ Gương là một điểm đến tuyệt vời. Với độ cao 2.367m so với mực nước biển, chiều dài 1.155m, chiều rộng 241m và độ sâu 31m, Hồ Gương là hồ lớn thứ ba trong khu vực Cửu Trại Câu. Hồ này được đặt tên là “Hồ Gương” vì mặt hồ luôn phẳng lặng như gương. Mọi cảnh vật trên bờ và trời cao đều được phản chiếu trong mặt hồ, tạo ra một hiệu ứng độc đáo và sống động.
  • Hồ Gấu trúc: Tên của hồ được lấy cảm hứng từ loài gấu trúc sống ở khu vực Cửu Trại Câu. Mực nước của hồ thường dao động từ 5-7m tùy theo mùa. Vào mùa mưa, lượng mưa trong hồ tăng lên tạo nên những thác nước hùng vĩ. Ngược lại, khi mùa khô đến, nước cạn dần để lộ ra những bãi đá vôi nổi bật. Du khách đến thăm hồ vào mùa mưa hay mùa khô đều có thể chứng kiến ​​vẻ đẹp độc đáo của hồ Gấu Trúc và mang theo sự sống động, quyến rũ của thiên nhiên nơi đây.

Tắc Tra Oa Câu

Đây là nhánh phía đông nam của Cửu Trại Câu. Độ dài của nó tương tự như Nhật Tắc Câu, khoảng 18km. Khung cảnh nơi đây có nhiều ngọn núi cao vút, thẳng tắp, núi non trùng điệp, tuyết trắng phủ đầy núi, mặt trời rực rỡ, phản chiếu xuống những hồ nước trong vắt khiến khách du lịch ngỡ như đang lạc vào xứ sở thần tiên.

  • Hồ Trường Hải có hình dạng như lưỡi liềm, là điểm tận cùng và cũng là hồ lớn nhất trong trong khu du lịch Cửu Trại Câu. Nơi đây có chiều dài khoảng 8 km từ bắc xuống nam và rộng 4,4 km từ đông sang tây. Hồ có độ cao hơn 3.000m so với mặt nước biển, đây là hồ cao nhất ở Cửu Trại Câu. Điểm đặc biệt lớn nhất của Hồ Trường Hải là lượng nước trong hồ không bao giờ cạn. Bởi vì cấu trúc hồ không có cửa thoát chảy ra các hồ khác, vào mùa hạ thu mưa nhiều, nước không bị tràn bờ đê, vào tiết trời đông xuân khô hạn kéo dài nhưng hồ vẫn không cạn.
  • Hồ Ngũ Sắc sẽ là nơi tập hợp những cái cây nhiều màu sắc nhất như xanh lá cây, xanh lam, vàng có và còn có cả ngọc lam. Thiên nhiên nơi đây mang đến một bức tranh màu sắc phong phú nhờ sự khác biệt của các lớp trầm tích dưới đáy hồ và sắc xanh trong trẻo của môi trường xung quanh. Nước trong hồ vốn đã có màu xanh ngọc bích tự nhiên, nhưng càng thêm phần đặc biệt khi nhận thêm nước từ hồ Trường Hải thông qua một “bộ lọc” tự nhiên. Điều này giữ cho nước hồ luôn trong suốt và không có tạp chất, cho phép bạn nhìn thấy mọi chi tiết ở dưới đáy hồ.
  • Hồ Quý Tiết: Quý Tiết nghĩa là mùa, và đúng như tên gọi, nước ở hồ Quý Tiết thay đổi theo mùa. Hồ Quý Tiết Thượng nằm ngay dưới hồ Ngũ Sắc. Chiếc hồ bốn phía được bao quanh ở các vách đá nên rất tĩnh lặng. Vào mùa thu nước dâng lên khiến đáy hồ sâu thẳm và có màu xanh nhạt. Vào mùa khô nước hồ cạn chuyển màu xanh đậm. Nước hồ Quý Tiết Hạ được khách du lịch ví như lọ mực xanh bị đổ ra, xanh thẳm và trong suốt. 

Thụ Chính Câu

Thụ Chính Câu là nhánh phía Bắc của Cửu Trại Câu với khung cảnh tuyệt sắc. Nơi này có tổng cộng hơn 40 hồ khác nhau, chiếm khoảng 40% tổng số hồ trong khu thắng cảnh Cửu Trại Câu. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây là sự kết hợp hài hòa giữa các khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Được mệnh danh là “Thiên đường hạ giới”, Thụ Chính Câu đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. 

  • Hồ Bonsai: Với độ cao 2190m so với mực nước biển, hồ có kích thước dài 218m, rộng 98m và sâu chỉ 0,8m. Đây là điểm đầu tiên mà bạn sẽ gặp khi đến khu thắng cảnh Cửu Trại Câu.  Được tạo thành từ một khu rừng nhỏ và dòng suối chảy qua, hồ Bonsai mang vẻ đẹp tự nhiên và sự phong phú về màu sắc. Khám phá hồ này, bạn sẽ được tận hưởng một không gian thanh bình và tươi mát, nơi mà thiên nhiên toát lên vẻ đẹp vô cùng đặc biệt.
  • Hồ Hỏa Hoa: Được biết đến với tên gọi khác là hồ Tia Lửa, hồ Hỏa Hoa nằm giữa hồ Song Long và hồ Ngọa Long ở Cửu Trại Câu. Sáng sớm, khi mặt trời mới vừa mọc và sương tan, hồ Hỏa Hoa trở nên mê hoặc với ánh sáng phản chiếu trên mặt nước. Những tia sáng nhỏ như những ngôi sao đêm lấp lánh trên mặt hồ, tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp và huyền ảo.
  • Hồ Thụ Chính còn được biết đến với tên gọi “Cụm hồ Thụ Chính”, là một điểm đến độc đáo và hấp dẫn ở Cửu Trại Câu. Hồ không chỉ là một hồ nước duy nhất mà là một hệ thống gồm nhiều hồ nhỏ, tạo thành một cảnh quan giống như các tổ ong. Tổng cộng có 19 hồ nhỏ trong khu vực này, được ngăn cách bởi những bờ đá vôi. Quanh hồ, bạn sẽ thấy rất nhiều cây thông và vân sam dày đặc tạo nên một khung cảnh độc đáo và thu hút mọi ánh nhìn khi đến tham quan hồ Thụ Chính.
  • Hồ Tê Giác là một hồ nước tự nhiên có chiều dài khoảng 2,2m, sâu 17m, ở độ cao 2400m so với mực nước biển, nơi sâu nhất có thể đạt hơn 40m. Truyền thuyết kể rằng vào thời cổ đại, có một vị lạt ma Tây Tạng bị bệnh nặng và du hành đến đây trên lưng một con tê giác. Khi ông uống nước của hồ ở đây, căn bệnh của ông đã được chữa khỏi một cách thần kỳ. Thế là ông ngày đêm uống nước hồ ở đây không muốn rời đi, cuối cùng ông cưỡi tê giác tiến vào hồ, định cư vĩnh viễn ở đây mãi mãi. Vì thế nguồn gốc của tên hồ Tê Giác được bắt nguồn từ truyền thuyết này.

Thưởng thức ẩm thực tại Cửu Trại Câu

Lẩu bò Yak

Bò Yak chính là loài bò lớn, lông dài ở Tây Tạng. Đây là giống bò có thể vừa kéo đồ, vừa thồ hàng, cung cấp sữa, thịt, lông, xương và còn nhiều công dụng khác.

Đậu phụ Mapo

Món ăn này được làm từ nguyên liệu là đậu phụ trắng mịn, sau khi chế biến xong, trên mặt đậu phụ được phủ một lớp thịt băm, dầu ớt, hạt tiêu và đậu. Nhìn món ăn vô cùng bắt mắt.

Phá lấu lạnh “Miếng phổi vợ chồng”

Nếu du khách chưa biết đi Cửu Trại Câu ăn gì thì “Miếng phổi vợ chồng” là món ăn hấp dẫn mà du khách nhất định phải thử. Đây là món ăn được một đôi vợ chồng nghĩa ra với mong cầu được sự hòa thuận trong hôn nhân. Nguyên liệu của món ăn bao gồm thịt bò, lòng và gân được hòa trộn trong nước sốt cay nồng ăn kèm với rau mùi, vừng và lạc, tất cả tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn và thu hút du khách với phần bày trí.

Vịt hun khói trà

Nếu du khách không muốn ăn cay thì hãy lựa chọn món vịt hun khói trà để thưởng thức thay các món cay bên trên, vì món ăn này được chế biến bằng cách ướp thịt với gia vị và hun trên khói của những lá trà tươi. Sau khi hun chín, miếng thịt sẽ có mùi vị thơm của lá trà kết hợp với mùi béo ngậy của thịt vịt, trông vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, món thịt vịt sẽ được hấp và chiên giòn bắt mắt.

Mì Dan Dan

Đây là một món ăn vô cùng phổ biến ở Cửu Trại Câu, mà bắt cứ du khách nào ghé Cửu Trại Câu đều sẽ được thưởng thức. Món mì là sự hòa quyện giữa hương vị thịt bò và thịt heo trộn với các loại gia vị là lá hẹ, bột mè, nước tương và ớt.  Du khách sẽ thấy những sợi mì vàng tươi được phủ lên một lớp nước dùng đậm đặc mang theo hương vị thơm mùi cay nồng ấm của những quả ớt tươi.

Tsampa

Tsampa là một loại bánh truyền thống giúp người dân Tây Tạng cân bằng dinh dưỡng. Nguyên liệu chính của loại bánh này là bột lúa mạch, bột yến mạch, bột đậu được trộn chung với trà và bơ. Tsampa là loại bánh dễ chế biến và bảo quản và đặc biệt đây là một loại thức ăn không thể thiếu trước mỗi bữa ăn của người dân nơi đây.

Trà bơ

Trà bơ là một món thức uống truyền thống được xem như quốc hồn, quốc túy của người Tạng. Người dân yêu quý thức uống này bởi vì họ sinh ra và lớn lên trên thung lũng với điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ngoài trang bị những bộ quần áo giữ nhiệt và những thức ăn giàu dinh dưỡng thì họ không thể thiếu những thức uống góp phần xua tan thời tiết se lạnh tại đây. Và trà là thức uống đáp ứng được điều đó, đặc biệt là loại trà bơ nơi đây.

Chính vì những đặc sắc từ cảnh sắc đến phong phú về ẩm thực, Cửu Trại Câu là nơi bạn phải đến đây tận hưởng mới cảm nhận hết được vẻ đẹp ấn tượng của thiên nhiên và văn hóa ẩm thực nơi đây. Vì thế, bạn có thể tự mình trải nghiệm hoặc đặt tour du lịch Cửu Trại Câu tại Sky Tourist của chúng tôi bằng những thông tin mà được tổng hợp trên bài viết này nhé!